Lựa chọn học thạc sĩ trái ngành là một quyết định khó khăn với những ai đang băn khoăn có ý định học cao học. Vì học vận chưa thật sự hiểu được việc học trái ngành này có ảnh hưởng đến bằng cấp, có những điều kiện, quy định hay ngành nào, trường nào sẽ chấp nhận học viên tham gia học thạc sĩ trái ngành.
Để giải đáp mọi thắc mắc về chương trình học dành riêng cho các thạc sĩ trái ngành, xin mời xem hết bài viết bên dưới nhé.
Ở Việt Nam có nên học Thạc Sĩ trái ngành?
Việc làm trái ngành tại Việt Nam rất phổ biến với những bạn sinh viên từ nhiều năm nay. Đây cũng là một lý do khiến các học viên có ý định học cao học lại chọn học thạc sĩ trái ngành. Hoặc chuyên ngành cử nhân không có cấp thạc sĩ nên bắt buộc học Master ở một chuyên ngành khác. Chính vì thế việc học thạc sĩ trái ngành cũng khá phổ biến hiện nay.
Và theo thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, học viên hoàn toàn có thể học thạc sĩ trái ngành tại Việt Nam Khi học viên tốt nghiệp đại học một chuyên ngành, nhưng lên cao học lại theo đuổi một chuyên ngành khác, đó gọi là học thạc sĩ trái ngành. Có 2 hình thức học trái ngành chính: gần và xa. Lấy ví dụ về thạc sĩ quản trị kinh doanh thì:
- Chuyên ngành gần là các nhóm thuộc khối kinh tế – quản lý (marketing, quản trị nhân sự, tài chính…)
- Chuyên ngành xa là các nhóm đi lên từ khối khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nông lâm…
Tùy vào nhóm gần xa mà học viên cần bổ sung các kiến thức, thông tin khác nhau để đủ điều kiện theo học thạc sĩ trái ngành.
Bên cạnh đó, đôi lúc học trái ngành cũng là một lợi thế. Ví dụ như, nếu đầu quân cho các tập đoàn lớn, việc kết hợp giữa chuyên môn marketing/ tài chính và thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ hỗ trợ học viên thăng tiến nhanh hơn trên nấc thang quản trị – chuyển từ vị trí chuyên viên qua cấp quản lý. Ở các ngành ngân hàng, các tập đoàn lớn, đây gần như là trường hợp không hiếm. Hoặc nếu xuất thân từ các ngành khoa học, kỹ thuật, việc học các chương trình thạc sĩ hệ quản lý cũng sẽ giúp người học đạt được lợi thế tương tự, đặc biệt khi trong nhiều lĩnh vực đặc thù, để điều hành doanh nghiệp hiệu quả, các cấp quản lý phải là người hiểu chuyên môn.
Điều kiện học Thạc sĩ trái ngành ở Việt Nam
Đăng ký học thạc sĩ trái ngành tuy phổ biến nhưng cũng cần những điều kiện như sau:
- Có bằng cử nhân do các trường Đại học ở Việt Nam cấp.
(Đối với bằng do trường nước ngoài cấp, học viên cần dịch công chứng và đến Cục quản lý chất lượng để xin Văn bản công nhận văn bằng). - Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành với loại thạc sĩ lựa chọn.
- Bổ sung thêm kiến thức bắt buộc bằng cách học 3-5 môn với chuyên ngành gần, 8-11 môn với chuyên ngành xa.
Ở một số cơ sở đào tạo còn yêu cầu thi tuyển sinh, thường có 3 khối kiến thức cơ sở – kiến thức chuyên ngành và tiếng Anh. Do đó, học viên cần tìm hiểu kỹ để chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ. Ngoài ra, điều kiện giữa các trường cũng là một tiêu chí so sánh để lựa chọn nơi học dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn phải làm hồ sơ đúng quy định, nộp đúng thời hạn và đảm bảo sức khỏe học tập theo quy định của từng đại học tuyển sinh thạc sĩ.
Học Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh dễ dàng tại trường ĐH Nam Columbia
Nếu các thí sinh đang có ý định học thạc sĩ trái ngành và chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh thì hãy cùng Edunet tìm hiểu chương trình học MBA của trường Đại Học Nam Columbia nhé.
Chương trình đào tạo
100% theo giáo trình Hoa Kỳ, bằng cấp trực tiếp từ Hoa Kỳ và được Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam công nhận.
Môn học, tín chỉ: Học viên phải hoàn thành 12 môn học với tổng số 36 tín chỉ môn học (gồm 24 tín chỉ bắt buộc và 12 tín chỉ chuyên ngành).
Chuyên ngành: Có 8 chuyên ngành mang đến cho sinh viên những kiến thức sâu hơn trong lĩnh vực mà họ quan tâm:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Tài chính
- Quản trị Chăm sóc Sức khỏe
- Quản trị Nguồn nhân lực
- Marketing
- Quản trị Dự án
- Hành chính công
- Khởi sự doanh nghiệp
Điều kiện đầu vào
– Có ít nhất một bằng đại học hệ 04 năm trở lên; hoặc đã/đang theo học một chương trình Cao học nhưng chưa được cấp bằng Thạc sĩ QTKD.
– Có chứng chỉ TOEFL tối thiểu 530 (PBT) / 71 (iBT); hoặc IELTS từ 6.5 trở lên; hoặc các điều kiện tương đương khác theo yêu cầu của Đại học Nam Columbia.
Thời gian đào tạo:
- Đối với người đã có bằng đại học: từ 12 đến 18 tháng.
- Đối với người đã/đang theo học Cao học nhưng chưa được cấp bằng Thạc sĩ QTKD: thời gian hoàn thành chương trình phụ thuộc vào số lượng môn học cần phải học tại Đại học Nam Columbia sau khi chuyển đổi các môn thích hợp đã học trước đây.
Đó chính là những thông tin cơ bản nhất về chương trình học MBA tại CSU. Anh/ chị muốn biết thêm chi tiết xin mời xem tiếp tại link: https://pgsm.edunet.vn/
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ anh/chị mọi thắc mắc về chương trình học
—
Bạn muốn tìm hiểu thêm về các khóa học Thạc Sĩ nhận bằng Quốc Tế tại Việt Nam, hoặc có những thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại:
- Hotline: 091 186 59 95
- Website: https://pgsm.edunet.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/MasterCSU
Pingback: Tuyển Sinh Thạc Sĩ 2022 HCM – Trường Đại Học Nam Columbia – MBA Quốc Tế – Học Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Mỹ Tại Việt Nam Tốt Nhất
Pingback: Bạn Có Thể Làm Gì Với Bằng Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh?
Pingback: Danh Sách Các Ngành Học Thạc Sĩ Trên Thế Giới